B2B, B2C, C2C là 3 mô hình kinh doanh phổ biến, mỗi mô hình đại diện cho một hình thức kinh doanh khác nhau trong doanh nghiệp với các chủ thể khác trên thị trường. Trong bài viết này, cùng IMTA tìm hiểu B2B, B2C, C2C là gì? Cách phân biệt 3 mô hình này và so sánh 3 mô hình trong kinh doanh của doanh nghiệp, để bạn có thể lựa chọn được mô hình phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Những nội dung chính cần chú ý về B2B, B2C, C2C trong bài viết này:
- Tìm hiểu mô hình B2B, B2C, C2C
- Phân biệt các mô hình kinh doanh B2B, B2C, C2C
- So sánh B2B, B2C, C2C trong mô hình kinh doanh
- Doanh nghiệp nên lựa chọn B2B, B2C hay C2C?
- Các công ty B2B, B2C, C2C tại Việt Nam
1. Tìm hiểu mô hình B2B, B2C, C2C
B2B, B2C, C2C là mô hình kinh doanh bao gồm: B2B (Business to Business) – B2C (Business to Consumer) – C2C (Consumer to Consumer), mỗi mô hình kinh doanh đều có ưu nhược điểm khác nhau trong doanh nghiệp.
Cùng tìm hiểu rõ hơn về mô hình B2B, B2C, C2C dưới đây:


B2B là gì?
B2B là viết tắt của Business to Business, đây là mô hình kinh doanh mà trong đó doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp khác, thay vì bán cho người tiêu dùng cuối cùng.


Đặc điểm của mô hình B2B (Business to Business):
- Khách hàng chính của mô hình B2B là các doanh nghiệp, tổ chức,…
- Các giao dịch trong mô hình B2B thường có giá trị lớn, số lượng nhiều,… quy trình mua bán thường diễn ra phức tạp, cần nhiều thủ tục và mang tính chất dài hạn.
- Mô hình B2B thường được ứng dụng trong sản phẩm/dịch vụ của các ngành như: sản xuất, công nghệ, Marketing,….
- Mối quan hệ của các doanh nghiệp B2B thường mang tính chiến lược và lâu dài để có thể cùng hợp tác phát triển trong kinh doanh.
Ưu điểm B2B | Nhược điểm B2B |
– Giá trị các đơn hàng trong mô hình B2B rất cao, giúp mang lại cho doanh nghiệp doanh thu lớn. | – Quy trình bán hàng phức tạp, cần có nhiều phòng ban và đội ngũ nhân sự tham gia từ chuẩn bị, lên kế hoạch, đàm phán… |
– Các doanh nghiệp B2B tập trung xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững với các doanh nghiệp khác trong mô hình. | – Số lượng khách hàng B2B bị hạn chế và cạnh tranh cao trên thị trường từ các đối thủ cạnh tranh khác có chuyên môn cao hơn. |
– Các khách hàng B2B thường có kiến thức và chuyên môn cao, chính vì vậy các sản phẩm/dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp phải đảm bảo chất lượng để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng. | – Doanh nghiệp cần phải đầu tư máy móc, công nghệ để đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ tốt nhất và đội ngũ nhân viên cũng cần có chuyên môn cao. |
– Các doanh nghiệp thường hợp tác dài hạn với các doanh nghiệp khác, giúp cho doanh thu của doanh nghiệp được ổn định. | – Để tiếp cận được khách hàng B2B doanh nghiệp cần đầu tư chi phí ngân sách lớn cho các quy trình sản xuất, marketing, nhân sự bán hàng,… |
B2C là gì?
B2C là viết tắt của Business to Consumer, đây là mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng mà không cần phải qua trung gian.


Đặc điểm của mô hình B2C (Business to Consumer):
- Đối tượng khách hàng chính của B2C là người tiêu dùng cá nhân, những khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ sử dụng cho mục đích cá nhân của mình.
- Khách hàng B2C thường quyết định mua hàng dựa trên các yếu tố giá cả, chất lượng, mẫu mã, cảm xúc cá nhân,….
- Để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng cá nhân, chính vì vậy giá trị hàng hóa giao dịch của mô hình B2C thường nhỏ lẻ và số lượng mua hàng cũng ít hơn. Nhưng bù lại quy trình mua hàng thường diễn ra nhanh chóng, ngắn hạn và không cần qua nhiều bước hay thủ tục.
- Mô hình B2C cạnh tranh rất cao, chính vì vậy doanh nghiệp phải luôn đổi mới sản phẩm, cải thiện sản phẩm/dịch vụ để giữ chân khách hàng và nổi bật hơn các đối thủ khác trên thị trường.
- Doanh nghiệp B2C phát triển đa dạng các kênh phân phối bán hàng, từ kênh truyền thống tại các cửa hàng, siêu thị,… đến các sàn thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, Tiki,….
Ưu điểm B2C | Nhược điểm B2C |
– Tiếp cận được nhiều đối tượng, nhiều tệp khách hàng khác nhau trên thị trường. | – Để có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, thì doanh nghiệp B2C phải đầu tư nhiều chi phí marketing, chiến lược xây dựng thương hiệu,… |
– Quy trình mua hàng của khách hàng B2C thường diễn ra nhanh chóng, đơn giản giúp doanh nghiệp tối ưu được quy trình mua bán và tăng doanh số bán hàng. | – Thị trường B2C cạnh tranh rất cao với các doanh nghiệp lớn nhỏ trên thị trường, chính vì vậy doanh nghiệp phải xây dựng được các chiến lược Marketing Online, tạo ra sự khác biệt về sản phẩm/dịch vụ trên thị trường để thu hút khách hàng. |
– Quy mô thị thị trường B2C hướng đến khách hàng cá nhân nên doanh nghiệp sẽ dễ dàng tương tác với khách hàng, dễ thu thập thông tin và dữ liệu để hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi của khách hàng. | – Doanh nghiệp B2C khó xây dựng lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp, nhu cầu của khách hàng dễ thay đổi nên doanh nghiệp cũng phải liên tục đổi mới sản phẩm/dịch vụ. |
– Khách hàng thường có nhu cầu mua sắm online, mô hình B2C phù hợp với các hoạt động trên các nền tảng online như Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram,..), các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, TikTok Shop,…) | – Tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng thường thấp, do lượt truy cập của khách hàng có thể cao nhưng để họ mua hàng thì còn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nên không phải ai cũng sẽ mua hàng ngay lập tức. |
C2C là gì?
C2C là viết tắt của Consumer to Consumer, là mô hình kinh doanh trong đó cá nhân bán hàng trực tiếp cho cá nhân khác, qua các nền tảng bán hàng trung gian như website, sàn thương mại điện tử, hội nhóm Facebook,….


Đặc điểm của mô hình C2C (Consumer to Consumer):
- Người tiêu dùng vừa là người bán và người mua trong mô hình C2C.
- Các hoạt động mua bán thường diễn ra trên các nền tảng online như Shopee, Chợ Tốt, Facebook Marketplace,….
- Sản phẩm trong mô hình C2C rất đa dạng, bao gồm các sản phẩm mới, sản phẩm đã qua sử dụng, đồ thủ công,…
- Chi phí bán hàng của mô hình C2C thường rất thấp, do người bán không phải chịu các chi phí trung gian. Quy trình mua bán thường diễn ra linh hoạt giữa người bán và người mua, giúp cho mô hình này cạnh tranh hơn trên thị trường.
Ưu điểm C2C | Nhược điểm C2C |
– Mô hình C2C cung cấp đa dạng sản phẩm, nên người mua có nhiều lựa chọn sản phẩm từ nhiều nhà bán khác nhau, dễ dàng tìm thấy những sản phẩm giá rẻ trên thị trường. | – Chất lượng sản phẩm của mô hình C2C khó kiểm soát, dễ gặp hàng nhái hoặc hàng giả, những nhà bán hàng không uy tín. |
– Người bán tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, bằng cách bán hàng trên các nền tảng online như Shopee, Lazada, Facebook, TikTok,… | – Người bán bị phụ thuộc vào các quy định của các nền tảng, phải chịu chi phí chiết khấu chi phí vận hàng, các chính sách bán hàng thay đổi liên tục. |
– Tạo cơ hội cho cá nhân kiếm thêm thu nhập từ việc bán hàng online. | – Thị trường cạnh tranh cao giữa các nhà bán bán và các sản phẩm tương tự nhau, thu nhập của người bán không ổn định và dễ dàng bị thay đổi do nhu cầu của khách hàng và xu hướng trường, chính sách bán hàng online. |
– Người bán trong mô hình C2C dàng tiếp cận khách hàng, dễ tương tác, trao đổi, thương lượng về giá với khách hàng qua các nền tảng online. | – Người bán cần có các kiến thức về marketing, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, chăm sóc fanpage, chăm sóc website…. để tối ưu quy trình bán hàng online. |
Nếu bạn đang muốn kinh doanh Online nhưng lại không biết nên bán những mặt hàng nào? Cùng IMTA tìm hiểu Bán hàng Online nên bán gì chạy nhất trong năm 2025 này, để có thể lựa chọn được mặt hàng phù hợp.
2. Phân biệt các mô hình kinh doanh B2B, B2C, C2C
B2B, B2C, C2C là 3 mô hình kinh doanh trong doanh nghiệp, có khái niệm, đặc điểm, đối tượng khách hàng khác nhau,… việc hiểu rõ và biết cách phân biệt 3 mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược phù hợp và lên kế hoạch phát triển kinh doanh.
Phân biệt B2B và B2C
Đặc điểm | Mô hình B2B (Doanh nghiệp – Doanh nghiệp) | Mô hình B2C (Doanh nghiệp – Người tiêu dùng) |
Khái niệm | Business to Business (B2B) là doanh nghiệp bán sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp khác. | Business to Consumer (B2C) là doanh nghiệp bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp cho khách hàng cá nhân. |
Khách hàng mục tiêu | Doanh nghiệp, tổ chức | Cá nhân, người tiêu dùng cuối cùng |
Quy trình mua hàng | Quy trình phức tạp, qua nhiều bước trung gian như đàm phán, ký kết hợp đồng, phê duyệt , kiểm duyệt,… | Quy trình đơn giản, nhanh chóng chỉ trong vài bước qua cửa hàng, website,…. |
Quy mô giao dịch | Quy mô giao dịch lớn, doanh nghiệp thường mua hàng số lượng lớn | Quy mô giao dịch nhỏ, khách hàng cá nhân thường mua số lượng ít, mua lẻ |
Kênh bán hàng | Bán hàng trực tiếp, website doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử B2B do doanh nghiệp sở hữu | Cửa hàng bán lẻ, website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử B2C |
Thời gian | Thời gian mua bán của các doanh nghiệp diễn ra rất lâu, thường kéo dài vài tháng trở lên và mang tính chiến lược trong kinh doanh | Thời gian mua hàng của các khách hàng trong mô hình B2C thường diễn ra rất ngắn, khách hàng thường tập trung vào quyết định nhanh chóng |
Phân biệt B2C và C2C
Đặc điểm | Mô hình B2C (Doanh nghiệp – Người tiêu dùng) | Mô hình C2C (Người tiêu dùng – Người tiêu dùng) |
Khái niệm | Business to Consumer (B2C) là doanh nghiệp bán các sản phẩm/dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. | Consumer to Consumer (C2C) là cá nhân bán sản phẩm/dịch vụ cho các cá nhân khác, qua các nền tảng trung gian. |
Khách hàng mục tiêu | Các cá nhân và người tiêu dùng cuối cùng | Người tiêu dùng có nhu cầu mua hoặc trao đổi các sản phẩm, hàng hóa |
Quy trình mua hàng | Quy trình mua hàng đơn giản, nhanh chóng từ các nhà bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng. | Quy trình mua hàng linh hoạt giữa người bán và người mua. |
Quy mô giao dịch | Quy mô giao dịch nhỏ, vừa để phù hợp với những người tiêu dùng cá nhân mua lẻ. | Quy mô giao dịch nhỏ, chủ yếu là các cá nhân với nhau. |
Kênh bán hàng | Cửa hàng bán lẻ, website, sàn thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội,… | Facebook Marketplace, Chợ Tốt, Shopee, eBay, group Facebook, các hội nhóm,… |
Thời gian | Thời gian mua hàng nhanh, đơn giản | Thời gian lâu, cần sự trao đổi và thương lượng giữa các cá nhân với nhau |
3. So sánh B2B, B2C, C2C trong mô hình kinh doanh
Trước khi bắt đầu chuẩn bị xây dựng một chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải hiểu rõ được 3 mô hình kinh doanh cơ bản B2B, B2C, C2C.
Đây là 3 mô hình kinh doanh phổ biến và có những đặc điểm riêng biệt để phù hợp với từng doanh nghiệp. Dưới đây là bảng so sánh B2B, B2C, C2C để giúp bạn có thể dễ dàng nhận diện và phân biệt được 3 mô hình này:
Đặc điểm | B2B | B2C | C2C |
Đối tượng khách hàng mục tiêu | Doanh nghiệp | Người tiêu dùng | Cá nhân |
Yếu tố quyết định mua hàng | Dựa trên lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp | Dựa trên yếu tố cảm xúc, sở thích cá nhân, giá cả, mẫu mã,… | Dựa trên nhu cầu của cá nhân, giá cả,… |
Quy mô giao dịch | Quy mô lớn giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, được kết nối với nhau bằng hợp đồng dài hạn. | Quy mô nhỏ hoặc vừa, phụ thuộc vào nhu cầu của cá nhân người tiêu dùng. | Quy mô nhỏ, thay đổi linh hoạt theo nhu cầu của các cá nhân với cá nhân khác. |
Kênh phân phối | Bán hàng trực tiếp, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, website,… của doanh nghiệp. | Bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ, các sàn thương mại điện tử nhỏ,… | Bán hàng trên các hội nhóm, đăng tin rao vặt… |
Chiến lược Marketing | Tập trung xây dựng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, xây dựng chuyên môn,… | Tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng cáo sản phẩm,… | Tập trung xây dựng công đồng, tạo các đánh giá, phản hồi từ khách hàng về sản phẩm,… |
Nếu bạn chưa biết cách ứng dụng mô hình B2C, B2C, C2C trong kinh doanh hiệu quả. Tham gia ngay Khóa học Digital Marketing tại IMTA để biết cách xây dựng chiến lược Marketing online, sử dụng thành thạo các công cụ Marketing để áp dự án thực tế của mình.
4. Doanh nghiệp nên lựa chọn B2B, B2C hay C2C?
Việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp đóng vai trò quyết định quan trọng trong trình kinh doanh và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.


Doanh nghiệp nên lựa chọn B2B, B2C hay C2C thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình B2B, nếu doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/dịch vụ trong lĩnh vực phần mềm, công nghệ,…thường phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác, có giá trị giao dịch lớn, cần các thủ tục rõ ràng,…và muốn tối đa quy trình sản xuất, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Doanh nghiệp lựa chọn mô hình B2C khi doanh nghiệp bán các sản phẩm/dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng, phù hợp với các ngành bán lẻ, thời trang, mỹ phẩm,… có quy mô nhỏ nhưng hướng đến thị trường khách hàng lớn.
- Doanh nghiệp lựa chọn mô hình C2C áp dụng trong kinh doanh, khi muốn tạo ra môi trường kinh doanh kết nối người bán và người mua, phù hợp với các sàn thương mại điện tử, nền tảng giao dịch và mua bán vừa các người dùng với nhau.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu kinh doanh, đặc điểm sản phẩm/dịch vụ, phân khúc khách hàng, thị trường mục tiêu,… khác nhau. Chính vì vậy, tùy thuộc vào ngành hàng, quy mô doanh nghiệp, các sản phẩm/dịch vụ và đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp để từ đó lựa chọn được mô hình phù hợp nhất.
5. Các công ty B2B, B2C, C2C tại Việt Nam
Hiện nay, B2b, B2C, C2C được các doanh nghiệp ứng dụng rất phổ biến trong kinh doanh. Dưới đây là các doanh nghiệp/ccôngty B2B, B2C, C2C tại Việt Nam:


Các doanh nghiệp B2B
Mô hình B2B (Business to Business) hiện tại đang rất phát triển đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ, phần mềm,…
Một số doanh nghiệp B2B tại Việt Nam hiện nay như:
- Công ty cổ phần MISA là một trong những doanh nghiệp B2B, chuyên cung cấp các phần mềm kế toán, quản trị doanh nghiệp, quản lý công việc,… cho các doanh nghiệp lớn – vừa – nhỏ tại Việt Nam.
- Công ty cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software) là doanh nghiệp B2B chuyên cung cấp phần mềm số 1 tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ phát triển phần mềm, các giải pháp công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp khá trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, sản xuất,….
- CMC Corporation (CTCP Tập đoàn công nghệ CMC) là tập đoàn công nghệ thông tin lớn tại Việt Nam, chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin và kỹ thuật số cho các tổ chức/doanh nghiệp khác.
Các doanh nghiệp sử dụng mô hình B2C
Mô hình B2C (Business to Consumer) là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho người tiêu dùng, thường gặp trong các ngành công nghiệp, thực phẩm,…
Các doanh nghiệp sử dụng mô hình B2C tại Việt Nam như:
- Thế giới di động là một doanh nghiệp B2C tại Việt Nam thuộc Công ty cổ phần Thế giới di động, chuyên bán các sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng cá nhân, bao gồm các sản phẩm máy tính, điện thoại, các thiết bị điện tử,.. với kênh phấn phối bán hàng rộng khắp cả nước.
- Công ty cổ phần Con Cưng là công ty B2C tại Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm cho mẹ và bé, mô hình doanh nghiệp này tập trung vào bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng qua các chuỗi cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.
- Công ty cổ phần HASAKI BEAUTY & CLINIC hoạt động theo hình thức B2C tại Việt Nam, cung cấp các sản phẩm mỹ phẩm chính hãng và dịch vụ làm đẹp, tư vấn da liễu trực tiếp cho khách hàng tại chuỗi Cửa hàng Hasaki trên toàn quốc và qua website, app Hasaki.
Các mô hình kinh doanh C2C
Mô hình C2C (Consumer to Consumer) là hình thức mua bán giữa các cá nhân với nhau, qua các nền tảng online trực tuyến.
Các mô hình C2C phổ biến hiện nay tại Việt Nam như:
- eBay là một nền tảng thương mại điện tử hoạt động theo mô hình C2C, bằng cách cung cấp cho các người dùng một nền tảng để người bán đăng tải sản phẩm, sau đó người mua và người bán sẽ tương tác, trao đổi, thương lượng giá cả của sản phẩm với nhau.
- Chợ Tốt là một ví dụ điển hình cho mô hình C2C tại Việt Nam, đây là một nền tảng rao vặt trực tuyến mà các cá nhân có thể đăng bán các sản phẩm mới hoặc đã qua sử dụng,… cho các người tiêu dùng khác mua.
- Shopee cũng là một mô hình C2C lớn tại Việt Nam cho phép các cá nhân đăng bán các sản phẩm phụ kiện, quần áo, mỹ phẩm,… để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Lưu ý nhỏ: Shopee vừa là mô hình B2C và cũng có thể là mô hình C2C, nếu:
- Shopee là B2C nếu người bán là các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh, bán hàng chính hàng trên Shopee Mall.
- Shopee là C2C nếu người bán là cá nhân không phải là doanh nghiệp, mở gian hàng bán lẻ hoặc tự kinh doanh.
6. Những câu hỏi thường gặp về B2B, B2C và C2C
Mô hình B2B, B2C, C2C là gì?
- Mô hình B2B (Business to Business) là hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp.
- Mô hình B2C (Business to Consumer) là hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Mô hình C2C (Consumer to Consumer) là hình thức kinh doanh giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng.
Doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình B2B, B2C hay C2C?
Để lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp, doanh nghiệp cần phải dựa vào các yếu tố như ngành hàng sản phẩm/dịch vụ, đối tượng khách hàng mục tiêu,…
- Doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình B2B nếu khách hàng cũng là các doanh nghiệp/công ty.
- Doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình B2C nếu doanh nghiệp chủ yếu bán sản phẩm/dịch vụ cho người tiêu dùng cá nhân.
- Doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình C2C nếu muốn xây dựng nên tảng kết nối người bán và người mua với nhau.
Shopee là mô hình B2B, B2C hay C2C?
Shopee vừa là mô hình B2C (doanh nghiệp bán hàng qua Shopee Mall cho khách hàng), vừa là C2C (khách hàng cá nhân gian hàng bán cho người tiêu dùng).
7. Tổng kết
B2B, B2C, C2C là ba mô hình kinh doanh phổ biến và thường được ứng dụng trong các doanh nghiệp, các nền tảng tại Việt Nam. Mỗi mô hình đều có những đặc điểm riêng biệt phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau trong kinh doanh và chiến lược marketing.
Hy vọng qua bài viết này của IMTA đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm B2B, B2C, C2C là gì, biết cách phân biệt và so sánh 3 mô hình này để có thể lựa chọn cho doanh nghiệp hoặc cho cá nhân một hướng kinh doanh phù hợp, để tối ưu chiến lược Marketing hiệu quả nhất nhé!