Brand name là tên gọi đại diện cho một thương hiệu/doanh nghiệp, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu giữa các thương hiệu khác trên thị trường. Vậy Brand name là gì? vai trò của brand name trong chiến lược xây dựng thương hiệu và làm thế nào để đặt tên thương hiệu ấn tượng, thu hút? Cùng IMTA tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Những nội dung cần chú ý về Brand name trong bài viết này:
- Brand name là gì?
- Tại sao Brand name quan trọng trong doanh nghiệp?
- Phân biệt Brand name với Brand
- Nguyên tắc đặt tên thương hiệu
- Cách đặt tên thương hiệu ấn tượng
- Những sai lầm cần tránh khi đặt Brand name
- Ví dụ một số tên thương hiệu hay, ý nghĩa
1. Brand name là gì?
Brand name là tên thương hiệu, đây là tên gọi danh từ riêng đại diện cho tên của một doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ nhằm mục đích giúp khách hàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.


Hiện nay, một doanh nghiệp có thể có nhiều Brand name khác nhau để phù hợp với các loại sản phẩm/dịch vụ riêng biệt của thương hiệu. Việc sử dụng nhiều Brand name (tên thương hiệu) sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều tệp khách hàng khác nhau và linh hoạt trong các chiến lược truyền thông Marketing.
Ví dụ: Unilever có nhiều tên thương hiệu như Dove, Vaseline, OMO,… mỗi tên thương hiệu phục vụ cho các sản phẩm, ngành hàng khác nhau và nhắm đến những đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể đặt Brand name trùng với tên doanh nghiệp để khách hàng dễ dàng ghi nhớ và nhận diện thương hiệu, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu đồng bộ, thống nhất trong các hoạt động Marketing.
Ví dụ: Phúc Long đặt Brand name trùng với tên thương hiệu trên mọi nền tảng như: tên cửa hàng, website, fanpage,… giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và nhận diện thương hiệu dễ dàng.
2. Tại sao Brand name quan trọng trong doanh nghiệp?
Trên thị trường hiện nay Brand name có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, đây là yếu tố cốt lõi giúp xây dựng hình ảnh và giá trị thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.


Một số vai trò của Brand name trong doanh nghiệp:
- Thu hút sự chú ý của khách hàng: Brand name là thứ đầu tiên khách hàng nhìn thấy, chính vì vậy một tên thương hiệu (Brand name) ấn tượng sẽ giúp thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ thu hút sự chú ý của khách hàng và giúp họ dễ dàng ghi nhớ.
- Tăng độ nhận diện thương hiệu: Trong doanh nghiệp, Brand name là nền tảng để xây dựng logo, slogan,… và bộ nhận diện thương hiệu, để doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh thương hiệu nhất quán, đồng bộ và chuyên nghiệp trong tâm trí khách hàng.
- Tạo lợi thế cạnh tranh: Với thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, một tên thương hiệu độc đáo sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một hình ảnh riêng biệt, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
- Tăng giá trị thương hiệu: Theo thời gian, Brand name sẽ trở thành một tài sản thương hiệu giúp nâng cao giá trị thương hiệu, tạo ra sự tin tưởng và xây dựng lòng trung thành từ phía khách hàng.
- Xây dựng chiến lược Marketing, quảng cáo: Trong các chiến dịch truyền thông, chiến lược Marketing Online, quảng cáo,… thì Brand name giúp cho các chiến dịch dễ lan tỏa đến khách hàng, tiết kiệm ngân sách quảng cáo khi khách hàng đã biết và nhớ đến thương hiệu.
- Bảo vệ quyền sở hữu thương hiệu: Đối với những doanh nghiệp lớn thì việc đăng ký Brand name sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ được quyền sở hữu thương hiệu, ngăn chặn các hành vi sử dụng, sao chép, bắt chước thương hiệu,… để bảo vệ được danh tiếng, uy tín của thương hiệu.
3. Mối quan hệ của Brand name với Brand
Tong Marketing, Brand name và Brand có mối quan hệ rất chặt chẽ và thường gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và phát triển của một thương hiệu.


Trong đó:
- Brand name là tên thương hiệu, được đặt riêng cho doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ.
- Brand là thương hiệu, được sử dụng cho toàn bộ hình ảnh thương hiệu bao gồm: logo, tên thương hiệu, slogan,… để nhận diện thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ.
Brand name (tên thương hiệu) là cái tên và là bước đầu tiên khi doanh nghiệp bắt đầu xây dựng thương hiệu, như lựa chọn tên cho doanh nghiệp, tên đại diện cho sản phẩm/dịch vụ. Sau đó, trong quá trình phát triển thì Brand (thương hiệu) dần dần được phát triển hoàn thiện hơn trong tâm trí khách hàng qua logo, slogan, tầm nhìn, sứ mệnh, thông điệp truyền thông,…..
4. Nguyên tắc đặt tên thương hiệu (Brand name)
Việc đặt tên thương hiệu (Brand name) là một quá trình quan trọng đối với doanh nghiệp và cần cân nhắc, lựa chọn thật kỹ lưỡng, để có thể đặt được một tên thương hiệu dễ nhớ, ấn tượng và thể hiện được giá trị của thương hiệu.


Dưới đây là nguyên tắc đặt tên thương hiệu để góp phần tạo ra một tên thương hiệu độc đáo, thu hút và dễ nhớ:
- Nguyên tắc 1 – Độc đáo, khác biệt: Tên thương hiệu cần phải có tính độc đáo, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh để sự nhận diện thương hiệu và tránh nhầm lẫn giữa các thương hiệu khác đã có trên thị trường.
- Nguyên tắc 2 – Dễ đọc, dễ nhớ: Đặt tên thương hiệu ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ sẽ giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và giúp tối ưu khi tìm kiếm thương hiệu (SERP) trên Google.
- Nguyên tắc 3 – Liên quan, phù hợp: Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đặt Brand name, tên thương hiệu nên liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và phù hợp với giá trị cốt lõi, sứ mệnh của thương hiệu.
- Nguyên tắc 4 – Tính bảo hộ: Doanh nghiệp nên lựa chọn những tên thương hiệu độc nhất, để đảm bảo tính bảo hộ không vi phạm bởi luật sở hữu trí tuệ của người khác và đăng kí bảo hộ thương hiệu để tránh bị người khác sao chép.
- Nguyên tắc 5 – Kiểm tra tên miền: Trước khi sử dụng Brand name, doanh nghiệp cần phải kiểm tra tên miền có thể đăng kí bằng tên thương hiệu được hay không, nhằm tránh trường hợp tên miễn đã được các thương hiệu khác đăng kí từ trước.
Nếu bạn đang không biết kiểm tra tền miền và chọn tên miền như thế nào, thì hãy tìm hiểu thêm Domain là gì và cách chọn tên miền chuẩn SEO.
5. Cách đặt tên thương hiệu ấn tượng và dễ nhớ
Sau khi đã nắm được nguyên tắc đặt tên thương hiệu cơ bản, để tạo cho doanh nghiệp của mình một Brand name ấn tượng thì bạn còn cần phải kết hợp thêm yếu tố sáng tạo.
Dưới đây là cách đặt tên thương hiệu ấn tượng và phổ biến nhất hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng:


Đặt tên thương hiệu mang tính mô tả
Đặt tên thương hiệu mang tính mô tả là cách đặt tên mô tả trực tiếp sản phẩm/dịch vụ, ngành hàng của doanh nghiệp đang muốn kinh doanh. Bằng cách đặt tên thương hiệu theo mô tả, khi khách hàng nghe đến tên thương hiệu (Brand name) sẽ biết được doanh nghiệp đó đang kinh doanh trong lĩnh vực nào.
- Ưu điểm: Dễ hiểu, dễ nhớ và hỗ trợ trong việc SEO rất tốt.
- Nhược điểm: Dễ bị trùng lặp với các thương hiệu khác, không có tính độc đáo, khó mở rộng trong quá trình kinh doanh.
Ví dụ: Tên thương hiệu “Pizza Hut”, khi khách hàng nghe đến Brand name này sẽ biết được ngay đây là một nhà hàng chuyên về pizza.
Đặt tên thương hiệu gợi cảm xúc
Đặt tên thương hiệu gợi cảm xúc là cách đặt tên dựa trên những cảm xúc, ấn tượng, trải nghiệm mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng. Mục tiêu chính của Brand name này là giúp doanh nghiệp kết nối được cảm xúc giữa thương hiệu với khách hàng, để xây dựng được một hình ảnh thương hiệu tích cực và thân thiện trong tâm trí khách hàng.
- Ưu điểm: Gây ấn tượng mạnh mẽ, dễ ghi nhớ và dễ xây dựng hình ảnh thương hiệu.
- Nhược điểm: Cần nhiều thời gian truyền thông để khách hàng biết đến thương hiệu, có thể khách hàng sẽ không hiểu rõ được ngành hàng/dịch vụ qua tên thương hiệu.
Ví dụ: Tên thương hiệu “Cỏ Mềm” gợi lên cảm xúc thiên nhiên, mộc mạc, nhẹ nhàng và an toàn, rất phù hợp để đặt tên cho thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên.
Đặt tên thương hiệu cá nhân hoặc người sáng lập
Đặt tên thương hiệu cá nhân hoặc người sáng lập là cách đặt Brand name bằng tên thật, họ tên đầy đủ của người sáng lập. Đây là một cách đặt tên phù hợp với những thương hiệu nào đang muốn xây dựng thương hiệu cá nhân, thể hiện được giá trị, uy tín hoặc phong cách cá nhân của mình.
- Ưu điểm: Phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ, dễ xây dựng hình ảnh cá nhân và tạo độ uy tín thương hiệu cá nhân.
- Nhược điểm: Dễ bị phụ thuộc bởi hình ảnh cá nhân, khó chuyển nhượng thương hiệu trên thị trường.
Ví dụ: Tên thương hiệu “Honda” được đặt theo tên cá nhân của người sáng lập Soichiro Honda, đại diện cho giá trị cá nhân và niềm đam mê kỹ thuật của ông trong ngành cơ khí, để sau đó phát triển ra các sản phẩm ô tô, xe máy,…
Đặt tên thương hiệu viết tắt
Đặt tên thương hiệu viết tắt là cách đơn đặt tên phổ biến nhất để tạo ra những Brand name đơn giản, độc đáo và hiện đại. Những tên thương hiệu này thường là viết tắt của một tên dài, sau đó rút ngắn tên lại.
- Ưu điểm: Ngắn gọn, độc đáo, chuyên nghiệp, dễ thiết kế.
- Nhược điểm: Dễ gây hiểu nhầm, khó phát âm, đôi khi khó nhớ tên thương hiệu.
Ví dụ: Tên thương hiệu BMW là viết tắt của Bayerische Motoren Werke, dịch sang tiếng việt là Xưởng sản xuất mô tô Bavaria (của Đức). Mặc dù viết tắt, nhưng tên thương hiệu BMW lại trở thành một biểu tượng cho hàng xe sang trọng, đẳng cấp và dễ nhớ đối với khách hàng.
Đặt tên thương hiệu theo yếu tố địa lý
Đặt tên thương hiệu theo yếu tố địa lý là cách đặt tên có chứa địa danh, như: thành phố, tỉnh, quốc gia,… nhằm thể hiện nguồn gốc của thương hiệu.
- Ưu điểm: Dễ nhớ, tạo độ tin cậy và cảm giác gần gũi, thể hiện được bản sắc của sản phẩm.
- Nhược điểm: Khó tạo sự khác biệt và đôi khi khó đăng ký tên thương hiệu bởi một số tên địa danh riêng.
Ví dụ: Tên thương hiệu Dalat Hasfarm là cửa hàng bán hoa gắn với tên của thành phố “Đà Lạt” giúp thể hiện được nguồn gốc của hoa.
6. Những sai lầm cần tránh khi đặt Brand name
Để đặt Brand name chuyên nghiệp, dễ nhớ, gây ấn tượng với khách hàng, thì doanh nghiệp cần tránh những sai lầm khi đặt Brand name như:
- Đặt tên thương hiệu quá dài, phức tạp sẽ khiến khách hàng không nhớ được tên thương hiệu và khó khăn trong quá trình tìm kiếm thương hiệu.
- Brand name trùng với thương hiệu khác khiến khách hàng bị nhầm lẫn giữa các thương hiệu với nhau, gây khó khăn trong quá trình xây dựng thương hiệu và nhận diện thương hiệu.
- Không kiểm tra tên thương hiệu (Brand name) đã được đăng ký hay chưa, sẽ khiến cho tên thương hiệu bị trùng lặp, vi phạm bản quyền thương hiệu hoặc gặp vấn đề trong quá trình phát triển thương hiệu.
- Tên thương hiệu không liên quan đến ngành nghề, sản phẩm/dịch vụ sẽ gặp khó khăn trong quá trình SEO trên Google và khiến khách hàng hiểu nhầm về doanh nghiệp.
- Đặt tên bắt trend theo trào lưu sẽ khiến tên thương hiệu dễ bị lỗi thời và không thể hiện được giá trị thương hiệu đem đến cho khách hàng.
7. Ví dụ một số tên thương hiệu hay, ý nghĩa
Trong quá trình xây dựng thương hiệu, Brand name đã không còn chỉ là tên thương hiệu mà đây còn là cách doanh nghiệp truyền tại thông điệp, giá trị cốt lõi, cảm xúc và đôi khi là cả một câu chuyện thương hiệu để có thể đặt ra Brand name.


Dưới đây là một số tên thương hiệu hay, ý nghĩa của các thương hiệu nổi tiếng:
Vinamilk
Thương hiệu Vinamilk là một trong những tên thương hiệu (Brand name) mang ý nghĩa rõ ràng và thể hiện được sản phẩm, bản sắc dân tộc. Trong đó:
- “Vina” là viết tắt của Việt Nam, thể hiện nguồn gốc, xuất xứ và quốc gia sản xuất sản phẩm.
- “Milk” nghĩa là sữa trong tiếng anh, thể hiện ngành hàng và sản phẩm chính mà thương hiệu cung cấp.
Khi kết hợp 2 từ này thành Vinamilk có nghĩa là sữa tươi của Việt Nam, vừa đơn giản, dễ nhớ và giúp thương hiệu truyền tải được nguồn gốc, chất lượng sữa của người Việt đến với mọi người.
Nike
Thương hiệu Nike là một ví dụ về tên thương hiệu ngắn gọn, gợi cảm xúc và mang tính biểu tượng từ tên của một vị thần.
Brand name Nike được lấy từ theo tên của một nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp. Việc đặt tên theo thần loại, đã giúp cho Nike thể hiện được tin thần thể thao và truyền tải thông điệp dám nghĩ, dám làm theo đam mê với slogan “Just Do It” truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các vận động viên thể thao.
Trung Nguyên Legend
Trung Nguyên Legend hay thương hiệu Cà phê Trung Nguyên, đây là một Brand name mang ý nghĩa sâu sắc và cả một câu chuyện thương hiệu dài về cà phê Đăk Lăk của Việt Nam.
- “Trung Nguyên” gắn liền với vùng miền trung cao nguyên của vùng đất Tây Nguyên, nơi cội nguồn của cà phê Việt Nam.
- “Legend” trong tiếng anh có nghĩa là Huyền thoại, thể hiện một khao khát tạo ra huyền thoại cà phê cho Việt Nam.
Trung Nguyên Legend là tên thương hiệu kết hợp giữa bản sắc Việt và một tầm nhìn phát triển trong tương lai. Với sự kết hợp của tên thương hiệu này, đã tạo ra một Brand name ý nghĩa, độc đáo và khác biệt hoàn toàn so với các thương hiệu cà phê khác, giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu.
8. Những câu hỏi thường gặp về Brand name
9. Kết luận
Một Brand name ấn tượng, ngắn gọn, dễ nhớ sẽ giúp thương hiệu truyền tải được thông điệp và nổi bật hơn các đối thủ trên trường cạnh tranh hiện nay. Hy vọng qua bài viết này của IMTA đã bạn hiểu rõ hơn về Brand name là gì, những nguyên tắc và cách đặt tên thương hiệu ấn tượng để bạn có thể bắt tay vào xây dựng thương hiệu từ một cái tên đúng trước nhé!
Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về cách xây dựng thương hiệu và triển khai chiến lược Marketing hiệu quả. Tham gia ngay Khóa học Digital Marketing tại IMTA với những kiến thức thực chiến từ A – Z về Digital Marketing, dù bạn là người mới bắt đầu hay chủ doanh nghiệp thì đều có thể tham gia khóa học để làm chủ thương hiệu trong môi trường kỹ thuật số hiện nay.