CPM một chỉ số tính chi phí quảng cáo phổ biến trên nền tảng quảng cáo Facebook, Google (GDN), Instagram, Tiktok,…. mà chắc chắn các nhà quảng cáo nào cũng phải biết. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về chạy quảng cáo thì nội dung bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ về chỉ số CPM là gì? Cách tính và tối ưu cho quảng cáo CPM.
1. CPM là gì?
CPM là viết tắt của Cost Per Mile, được hiểu là chi phí cho mỗi một nghìn lượt hiển thị. CPM được sử dụng để đo lường chi phí hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo dựa trên số lần quảng cáo được hiển thị.
Mục tiêu của loại quảng cáo này là hiển thị tiếp cận được nhiều người dùng và chi phí thấp, phù hợp với các chiến dịch quảng cáo muốn tăng nhận diện thương hiệu hay quảng bá sản phẩm/ dịch vụ mới.
2. Cách tính chi phí CPM
Công thức tính trung bình chi phí cho mỗi một nghìn lượt hiển thị quảng cáo sẽ là:
CPM = (Tổng chi phí quảng cáo / Số lần hiển thị) x 1000
Ví dụ: Bạn chi 100$ cho chiến dịch quảng cáo và đạt được 7000 lượt hiển thị thì CPM sẽ là
CPM = (100 / 7000) x 1000 ≈ 14,3
Vậy chi phí trung bình phải trả cho một nghìn hiển thị quảng cáo của bạn là 14,3$
3. Ưu và nhược điểm của quảng cáo CPM
Sau đây là ưu và nhược điểm của quảng cáo CPM. Bạn hãy dựa vào những đánh giá đó để xác định xem mục tiêu quảng cáo của mình có phù hợp với chiến dịch quảng cáo CPM hay không.
Ưu điểm
Ưu điểm nổi bật của quảng cáo hiển thị:
- Phạm vi hiển thị, tiếp cận người dùng rộng rãi, phù hợp với mục tiêu quảng cáo tăng nhận diện thương hiệu, quảng bá thương hiệu hay sản phẩm/ dịch vụ mới.
- Chi phí quảng cáo ít tốn kém nhất so với các loại chiến dịch quảng cáo khác.
- Dễ dàng đo lường số lượt tiếp cận và hiệu quả của chi phí quảng cáo
- CPM là một mô hình thanh toán đơn giản và dễ hiểu, phù hợp với các nhà quảng cáo mới hoặc những người muốn kiểm soát ngân sách một cách dễ dàng.
Nhược điểm
Điểm hạn chế của quảng cáo hiển thị là:
- Không đo lường được tương tác, chuyển đổi của chiến dịch quảng cáo do quảng cáo chỉ được tính trên lượt hiển thị.
- Không tối ưu chuyển đổi, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: nội dung quảng cáo, kêu gọi hành động, chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, nhu cầu người dùng, mục tiêu tiếp cận được, vị trí hiển thị…
- Hiệu quả không cao nếu đặt quảng cáo trên các website có lượt truy cập thấp.
4. Cách tối ưu CPM cho chiến dịch quảng cáo
Xác định mục tiêu quảng cáo
Mục tiêu rõ ràng là yếu tố then chốt để thực hiện một chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Với chiến dịch quảng cáo hiển thị, bạn nên xác định liệu mục tiêu quảng cáo là tăng cường nhận thức thương hiệu, thu hút lưu lượng truy cập, quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ mới, hoặc đơn giản là truyền tải thông tin đến người dùng. Mục tiêu càng cụ thể, chiến lược tối ưu hóa CPM của bạn sẽ càng dễ dàng và hiệu quả.
Phân tích nhu cầu khách hàng
Phân tích hành vi khách hàng, đối tượng mục tiêu để xác định nhóm đối được có nhu cầu quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của mình. Điều này giúp nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu, tối ưu nội dung đáp ứng hay giải quyết được vấn đề mong muốn của khách hàng, thu hút khách hàng tương tác chuyển đổi.
Đầu tư nội dung quảng cáo
Quảng cáo CPM tối ưu chi phí quảng cáo và tiếp cận người dùng nhưng không trực tiếp tạo ra tương tác hay chuyển đổi. Nếu như nội dung, hình ảnh quảng cáo của bạn không có gì nổi bật, tạo ấn tượng thì tỷ lệ cao người dùng sẽ lướt qua mà không để lại ấn tượng gì.
Việc của bạn là thiết kế hình ảnh, video tạo điểm nhấn để gây sự chú ý với người dùng, nội dung cuốn hút để giữa chân người dùng, thu hút người dùng thực hiện hành động. Tạo nội dung thu hút kết hợp với sự tiếp cận rộng rãi của quảng cáo hiển thị sẽ giúp nhân đôi sự hiệu quả.
Chọn thời điểm chạy quảng cáo thích hợp
Thời điểm có tỷ lệ người dùng truy cập vào website, ứng dụng cao sẽ là thời điểm vàng để bạn chạy quảng cáo tiếp cận được lượng khách hàng tối đa và hiệu quả nhất. Hãy xác định khung giờ vàng quảng cáo tốt nhất theo kênh quảng cáo, hành vi khách hàng và chủ đề quảng cáo của bạn để tối ưu cho quảng cáo CPM.
Chọn vị trí đặt quảng cáo phù hợp
Vị trí đặt quảng cáo trên trang web hoặc ứng dụng cũng có thể tác động đến CPM. Quảng cáo nằm trong vị trí dễ chú ý và gắn liền với nội dung đang được người dùng quan tâm sẽ có cơ hội thu hút sự chú ý và tương tác cao hơn. Vì vậy, việc lựa chọn vị trí đặt quảng cáo cẩn thận là một phần quan trọng của quy trình tối ưu hóa CPM.
A/B testing cho quảng cáo
Bằng cách thử nghiệm các biến thể khác nhau của quảng cáo như hình ảnh, nội dung, lời kêu gọi, bạn có thể xác định được phương án hiệu quả nhất và áp dụng nó cho chiến dịch. Điều này không những giúp giảm CPM mà còn tăng tỷ lệ tương tác và chuyển đổi cho quảng cáo.
Theo dõi hiệu suất và cải thiện quảng cáo
Tinh chỉnh chiến lược tối ưu hóa CPM đòi hỏi sự kiên nhẫn, thử nghiệm liên tục, và hiểu biết sâu sắc về đối tượng mục tiêu cũng như nền tảng quảng cáo.
Tại khóa học quảng cáo Facebook Ads và khóa học Google Ads từ cơ bản đến nâng cao tại IMTA sẽ giúp bạn làm chạy quảng cáo kết hợp trên 2 nền tảng lớn nhất hiện nay. Được giảng dạy và hỗ trợ bởi các giảng viên là chuyên gia đã chạy quảng cáo cho nhiều doanh nghiệp lớn.
5. So sánh CPM, CPC, CPA
Dưới đây là bảng so sánh giữa có chỉ số CPM, CPC, CPA
CPM | CPC | CPA | |
Chi phí | – Chi phí trên mỗi 1000 lượt hiển thị. | – Chi phí cho 1 lượt click. | – Chi phí cho một hành động cụ thể (đăng ký lead, mua hàng). |
Mục tiêu | – Xây dựng thương hiệu trong giai đoạn đầu. – Cung cấp thông tin sản phẩm/ dịch vụ mới. |
– Thu hút truy cập website, link sản phẩm/ dịch vụ. | – Tối ưu hóa chuyển đổi, tăng doanh thu, tối đa hóa hành động cụ thể. |
Ưu điểm | – Tăng nhận diện thương hiệu. – Chi phí quảng cáo thấp. – Đơn giản, dễ thực hiện cho người mới bắt đầu. |
– Chỉ trả tiền khi khách hàng click vào quảng cáo. – Tăng traffic cho website. – Dễ dàng theo dõi hiệu quả tương tác. |
– Chỉ tính phí khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể (điền lead, mua hàng). – Tạo ra chuyển đổi cụ thể, tối ưu lợi nhuận (ROI). |
Nhược điểm | – Tỷ lệ chuyển đổi thấp. – Tốn kém chi phí quảng cáo nếu không tạo ấn tượng cho người dùng. |
– Tốn kém chi phí cho những click ảo hoặc không nhắm đúng người dùng mục tiêu. – Giá quảng cáo cao đối với các ngành cạnh tranh. |
– Chi phí quảng cáo cao, đặc biệt trong các lĩnh vực cạnh tranh. – Tối ưu chiến dịch phức tạp, yêu cầu có kỹ năng và kinh nghiệm cao. |
6. Các câu hỏi thường gặp
Đối với các bạn mới muốn tìm hiểu về chạy quảng cáo trên các nền tảng xã hội thì quảng cáo hiển thị thanh toán theo CPM là hình thức quảng cáo đơn giản, dễ thực hiện nhất. Nhưng để chạy quảng cáo hiển thị thì trước tiên bạn cần hiểu rõ về CPM và cách hoạt động của quảng cáo CPM.
Với tất cả kiến thức liên quan đến CPM mình đã chia sẻ phía trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ được CPM là gì và thực hiện tối ưu CPM trên chính quảng cáo của mình một cách hiệu quả nhất.
Chúc bạn thành công!