Mô hình SMART là công cụ được nhiều doanh nghiệp áp dụng, giúp cho việc đặt mục tiêu trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bằng cách đo lường qua 5 yếu tố: Specific, Measurable, Achievable, Relevant và Time-Bound. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ mục tiêu SMART là gì, ý nghĩa và vai trò của nó trong Marketing như thế nào? Hôm nay hãy cùng IMTA tìm hiểu rõ trong bài viết này nhé.
Những nội dung chính cần chú ý trong bài viết này bao gồm:
- Mô hình SMART là gì?
- 5 yếu tố của mô hình SMART
- Ý nghĩa của mô hình SMART trong Marketing là gì?
- So sánh 2 mô hình SMART và mô hình OKR
- Ví dụ về áp dụng mô hình SMART của Vinamilk trong kinh doanh
Mô hình SMART là gì?
Mô hình SMART là một phương pháp thiết lập mục tiêu hiệu quả trong Marketing, được nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng.
Mô hình SMART lf viết tắt của 5 tiêu chí:
- Specific (Cụ thể)
- Measurable (Đo lường được)
- Achievable (Khả thi)
- Relevant (Liên quan)
- Time-bound (Có thời hạn).
Mô hình này được George T. Doran giới thiệu lần đầu vào năm 1981 trong lĩnh vực quản trị, mục tiêu SMART nhanh chóng trở thành công cụ phổ biến trong kinh doanh và marketing.
Mục tiêu SMART giúp bạn định hình mục tiêu rõ ràng, từ đó có thể xây dựng các mục tiêu tiếp thị cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển và mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp bạn ở từng khoảng thời gian khác nhau, từ nâng cao nhận diện thương hiệu đến thúc đẩy doanh số.
5 yếu tố của mô hình SMART
Mô hình SMART là công cụ giúp bạn có thể thiết lập mục tiêu hiệu quả dựa trên 5 yếu tố cốt lõi: Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Khả thi), Relevant (Liên quan), và Time-bound (Có thời hạn). Mỗi yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc biến mục tiêu marketing từ ý tưởng mơ hồ thành kế hoạch có mục tiêu và thời gian rõ ràng phù hợp với chiến lược, quy mô, điều kiện từng doanh nghiệp, giúp bạn có thể đạt kết quả tối ưu.


- Specific (Cụ thể): Yếu tố đầu tiên của SMART yêu cầu mục tiêu phải rõ ràng, tránh sự chung chung hay mơ hồ. Để xác định một mục tiêu cụ thể bạn sẽ trả lời các câu hỏi: “Cái gì cần đạt được?”, “Ai thực hiện?”, và “Làm thế nào?”. Trong marketing, thay vì đặt mục tiêu đơn giản chung chung như “tăng doanh số”, bạn nên xác định ví dụ như “tăng doanh số bán hàng online của sản phẩm áo thun thêm 20% thông qua quảng cáo Facebook”. Tính cụ thể giúp team marketing của bạn hiểu rõ từng nhiệm vụ,từ đó tập trung nguồn lực vào đúng hướng và tránh lãng phí thời gian vào những hoạt động không liên quan.
- Measurable (Đo lường được): Yếu tố này đảm bảo mục tiêu của bạn có thể được đánh giá qua số liệu hoặc chỉ số cụ thể, giúp bạn có thể theo dõi tiến độ và đo lường được. Một mục tiêu mà có thể theo dõi và đo lường được thì đó là một mục tiêu đã được chuẩn bị kỹ để lên kế hoạch có tỷ lệ thành công cao hơn là 1 kế hoạch chung chung và không đo lường được. Một mục tiêu đo lường được phải trả lời câu hỏi: “Làm sao biết đã đạt được mục tiêu?”. Ví dụ, thay vì nói “cải thiện lưu lượng truy cập website”, bạn có thể đặt mục tiêu “tăng 500 lượt truy cập tự nhiên (organic traffic) từ Google trong 2 tháng”. Số liệu cụ thể không chỉ tạo động lực mà còn cho phép bạn điều chỉnh chiến lược nếu kết quả chưa đạt kỳ vọng.
- Achievable (Khả thi): Mục tiêu cần có tính khả thi, tức phải nằm trong khả năng thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có như ngân sách, nhân sự, và thời gian,… Yếu tố khả thi bạn hạn chế đặt những kỳ vọng vượt quá tầm tay, gây mất động lực cho đội nhóm. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp nhỏ có ngân sách quảng cáo 30 triệu đồng/ mỗi tháng, mục tiêu “đạt 10.000 khách hàng mới trong 1 tháng” thì có thể sẽ không thực tế. Thay vào đó, “thu hút 300 khách hàng tiềm năng mới trong 1 tháng qua quảng cáo Google Ads” có thể khả thi hơn, phù hợp với nguồn lực và tạo động lực cho team cùng làm việc để đạt được mục tiêu đề ra.
- Relevant (Liên quan): Yếu tố này yêu cầu mục tiêu phải phù hợp với chiến lược tổng thể của doanh nghiệp và mang lại giá trị thực tế. Một mục tiêu liên quan trả lời: “Mục tiêu này có ý nghĩa với doanh nghiệp không?”. Ví dụ, nếu doanh nghiệp đang tập trung tăng nhận diện thương hiệu, mục tiêu “đạt 5.000 lượt tương tác trên bài đăng Facebook trong 3 tuần” là hợp lý, thay vì “tăng doanh số sản phẩm không ưu tiên”. Tính liên quan đảm bảo mọi nỗ lực marketing đều đóng góp vào bức tranh lớn, tránh lãng phí vào các mục tiêu không phù hợp.
- Time-bound (Có thời hạn): Mọi mục tiêu SMART cần có thời gian hoàn thành cụ thể để tạo áp lực tích cực và thúc đẩy hành động. Yếu tố này trả lời: “Khi nào mục tiêu phải hoàn thành?”. Ví dụ, thay vì đặt mục tiêu “tăng lượt đăng ký email”, bạn nên xác định “đạt 1.000 lượt đăng ký email từ landing page trong 30 ngày”. Thời hạn rõ ràng giúp đội marketing ưu tiên công việc, quản lý thời gian hiệu quả và đánh giá kết quả đúng lúc để điều chỉnh nếu cần.
Ý nghĩa của mô hình SMART trong Marketing là gì?
Mô hình SMART không chỉ là một công cụ thiết lập mục tiêu, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong việc biến ý tưởng thành kết quả thực tế, đặc biệt trong lĩnh vực marketing. Với 5 tiêu chí – Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Khả thi), Relevant (Liên quan), và Time-bound (Có thời hạn) – SMART giúp marketer xây dựng mục tiêu không chỉ rõ ràng mà còn mang tính chiến lược. Nó giúp marketer biến những ý tưởng mơ hồ thành các mục tiêu rõ ràng, khả thi, từ đó tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch và đóng góp vào thành công của doanh nghiệp. Dưới đây là ý nghĩa chi tiết của SMART trong lĩnh vực này.
- Làm rõ ràng mục tiêu chiến dịch: Mục tiêu SMART giúp cụ thể mục tiêu bằng những con số có thể đo lường được, giúp marketer định hình mục tiêu marketing một cách chính xác và cụ thể. Thay vì chỉ đặt ra những ý định chung chung như “tăng trưởng doanh thu”, SMART yêu cầu bạn xác định rõ “tăng 20% doanh thu từ kênh bán hàng online qua quảng cáo Google”. Sự rõ ràng này không chỉ định hướng cho chiến lược mà còn giúp bạn phân bổ nguồn lực hiệu quả, từ ngân sách đến nhân sự, tăng khả năng đạt được kết quả như kỳ vọng.
- Hỗ trợ xây dựng kế hoạch cụ thể: Mục tiêu SMART không chỉ dừng lại ở việc bạn xác định được đích đến của campain mà còn là nền tảng để bạn tạo các kế hoạch đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp bạn. Ví dụ khi bạn đặt mục tiêu như “thu hút 1.000 khách hàng tiềm năng mới từ Landing Page trong 2 tháng”, SMART giúp bạn hình dung các bước cần làm – từ thiết kế nội dung, chạy quảng cáo, đến tối ưu tỷ lệ chuyển đổi như thế nào, set deadline ra sao,….
- Đo lường và tối ưu hiệu suất: Một trong những ưu điểm của SMART là khả năng đo lường độ hiểu quả chiến dịch. Ví dụ như với các mục tiêu như “đạt 5.000 lượt tương tác trên bài đăng Instagram trong 3 tuần”, bạn phải lên plan content, SEO như thế nào, quảng cáo và social,… để có thể dễ dàng theo dõi hiệu quả qua số liệu thực tế từ công cụ phân tích. Từ đó bạn mới có thể đánh giá xem chiến dịch có đạt kỳ vọng hay không, nếu cần điều chỉnh chiến dịch ở bước nào,… – chẳng hạn tăng ngân sách quảng cáo hoặc thay đổi content từ văn bản thành video ngắn,… – để cải thiện hiệu suất và đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.
- Đảm bảo tính khả thi và thực tế trong chiến lược: SMART yêu cầu mục tiêu phải dựa trên nguồn lực sẵn có, tránh những kế hoạch viển vông gây phí nhân lực và nhân sách, hay gây áp lực lên team Marketing không cần thiết. Ví dụ, nếu doanh nghiệp bạn chỉ có ngân sách 30 triệu đồng, mục tiêu “tăng 15% lưu lượng truy cập tự nhiên trong 1 tháng qua SEO” sẽ khả thi hơn so với “đạt 1 triệu click trong 1 tháng”. Tính thực tế này giúp team marketing của bạn tránh quá tải, đồng thời duy trì tinh thần làm việc tích cực và thực hiện kế hoạch một cách hợp lý, hiệu quả.
- Gắn mục tiêu marketing với tầm nhìn doanh nghiệp: Mục tiêu SMART luôn cần phải phù hợp với định hướng tổng thể của công ty. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đặt trọng tâm vào tăng nhận diện thương hiệu trong quý 2, mục tiêu “đạt 10.000 lượt xem video quảng cáo trên YouTube trong 30 ngày” sẽ có giá trị hơn “tăng doanh số sản phẩm phụ”. Nhờ vậy mà bạn có thể đảm bảo mọi hoạt động marketing đều góp phần xây dựng hình ảnh và vị thế thương hiệu trên thị trường.
- Giúp theo dõi tiến độ và phát hiện vấn đề kịp thời: Nhờ theo dõi các chỉ số rõ ràng và có thể đo lường được, mô hình SMART cho phép bạn kiểm soát tiến trình của chiến dịch Markting một cách hiệu quả. Ví dụ với mục tiêu như “tăng 500 lượt đăng ký email từ chiến dịch Email Marketing trong 2 tuần”, bạn có thể nhận ra ngay nếu sau 1 tuần chỉ đạt 100 lượt, từ đó có thể điều chỉnh nội dung email hoặc tăng tần suất gửi. Từ dó bạn có thể phát hiện sớm vấn đề giúp chiến dịch duy trì đà phát triển và đạt kết quả đúng như kế hoạch.
- Tăng cường hiệu quả quản lý thời gian: Yếu tố “deadline” trong mục tiêu SMART tạo ra một khung thời gian cụ thể, giúp bạn quản lý phân chia công việc hiệu quả hơn. Điều này không chỉ đảm bảo tiến độ mà còn tạo áp lực tích cực lên cả team để hoàn thành task đúng hạn.
So sánh 2 mô hình SMART và mô hình OKR
SMART và OKR là hai mô hình dùng để quản trị mục tiêu quen thuộc trong marketing mà bạn có thể đã biết, nhưng bạn đã biết giữa 2 mô hình này chúng giống và khác nhau thế nào? Cả hai đều giúp định hướng chiến lược hiệu quả, từ tăng doanh số đến nâng cao nhận diện thương hiệu.


Điểm giống nhau giữa 2 mô hình SMART và OKR
Mô hình SMART và OKR đều là những công cụ giúp bạn quản trị các mục tiêu trong Marketing hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp trong quản lý công việc, và kinh doanh. Dù khác nhau về cách tiếp cận, chúng có những điểm tương đồng quan trọng, giúp doanh nghiệp định hướng và đạt được thành công. Dưới đây là các điểm giống nhau nổi bật:
- Đều hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mục tiêu rõ ràng: Cả SMART và OKR đều bắt nguồn từ lý thuyết quản trị mục tiêu (Management by Objectives – MBO) của Peter Drucker, nhấn mạnh về việc thiết lập các mục tiêu minh bạch và dễ hiểu. Mục tiêu SMART yêu cầu mục tiêu cụ thể (Specific), trong khi OKR xác định Objective rõ ràng kèm Key Results chi tiết. Ví dụ, một marketer có thể dùng SMART để đặt “Tăng 500 lượt truy cập website từ SEO” hoặc OKR với Objective: “Cải thiện lưu lượng truy cập” và Key Result: “Đạt 500 lượt truy cập từ SEO.” Cả hai đều giúp nhân viên nắm bắt nhiệm vụ và thực thi chính xác.
- Đặt trọng tâm vào việc đo lường kết quả: SMART và OKR đều yêu cầu các tiêu chí đo lường cụ thể để theo dõi tiến độ và đánh giá mức độ hoàn thành. Với SMART, yếu tố Measurable đảm bảo bạn có số liệu như “Đạt 1.000 lượt tương tác trong 2 tuần.” Tương tự, OKR sử dụng Key Results để định lượng, như “Đạt 1.000 lượt tương tác từ bài đăng quảng cáo.” Sự tập trung vào đo lường giúp doanh nghiệp không chỉ đặt mục tiêu mà còn kiểm soát hiệu quả thực tế của chiến dịch marketing.
- Hướng tới việc đạt được kết quả thực tiễn: Cả hai mô hình đều chú trọng tạo ra các mục tiêu khả thi, đảm bảo doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở định hướng mà còn đạt được kết quả mong muốn. SMART nhấn mạnh Achievable để mục tiêu nằm trong tầm tay (ví dụ: “Tăng 10% doanh số với ngân sách 20 triệu đồng”), trong khi OKR, dù tham vọng, vẫn yêu cầu Key Results thực tế để đo lường thành công (ví dụ: “Tăng 10% doanh số từ chiến dịch Facebook”). Điều này giúp doanh nghiệp tránh đặt mục tiêu viển vông, tập trung vào giá trị thực sự.
- Mang lại tính linh hoạt trong triển khai: Dù SMART thường cố định hơn, cả hai mô hình đều cho phép điều chỉnh khi cần thiết để thích nghi với thực tế. Với SMART, bạn có thể tinh chỉnh mục tiêu giữa chừng nếu nguồn lực thay đổi (ví dụ: giảm từ 1.000 xuống 800 lượt truy cập nếu ngân sách bị cắt). OKR vốn linh hoạt hơn, cho phép thay đổi Key Results giữa chu kỳ (ví dụ: chuyển từ TikTok sang YouTube nếu hiệu quả thấp). Tính linh hoạt này giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh với thị trường.
Nhìn chung, SMART và OKR đều đề cao việc thiết lập mục tiêu một cách minh bạch, có thể đo lường, và hướng tới kết quả thực tế. Cả hai đều cung cấp khuôn khổ để nhân sự và doanh nghiệp hiểu rõ nhiệm vụ, theo dõi tiến độ, và đạt được thành công. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở cách triển khai: SMART tập trung vào tính khả thi và đơn giản, trong khi OKR nhấn mạnh tham vọng và chiến lược dài hạn.
Điểm khác nhau giữa 2 mô hình SMART và OKR
Tiêu chí so sánh | Mô hình SMART | Mô hình OKR |
Mục đích | Đặt mục tiêu cụ thể, khả thi để hoàn thành công việc hiệu quả. Ví dụ: “Tăng 10% doanh số từ email marketing.” | Thúc đẩy tham vọng, định hướng chiến lược dài hạn, tập trung kết quả đột phá. Ví dụ: “Trở thành thương hiệu dẫn đầu qua chiến dịch viral”. |
Thời gian | Ngắn hạn (1 tuần, 1 tháng). Ví dụ: “Đạt 500 lượt truy cập trong 2 tuần.” | Dài hạn (1 quý, 1 năm). Ví dụ: “Tăng trưởng 30% doanh thu trong 1 quý.” |
Phạm vi áp dụng | Cá nhân, nhóm nhỏ, dự án cụ thể. Ví dụ: “Cải thiện tỷ lệ mở email cho đội marketing.” | Toàn tổ chức, đội nhóm lớn. Ví dụ: “Đồng bộ mục tiêu tăng trưởng giữa các phòng ban.” |
Độ linh hoạt | Ít linh hoạt, mục tiêu cố định từ đầu để giữ tính khả thi. | Độ inh hoạt cao, có thể điều chỉnh giữa chu kỳ để thích nghi thị trường. |
Độ tập trung vào yếu tố | Tập trung vào tính khả thi, đo lường đơn lẻ. Ví dụ: “Tăng 1.000 lượt theo dõi.” | Tập trung vào kết quả chiến lược, đa chỉ số. Ví dụ: “Tăng tương tác, lượt xem, doanh số.” |
Tần suất đánh giá | Đánh giá cuối kỳ (khi hoàn thành). Ví dụ: “Kiểm tra sau 1 tháng.” | Đánh giá thường xuyên (hàng tuần/tháng). Ví dụ: “Xem tiến độ mỗi tuần trong quý.” |
Ví dụ về áp dụng mô hình SMART của Vinamilk trong kinh doanh
Vinamilk – một trong những thương hiệu sữa hàng đầu tại thị trường Việt Nam – đã áp dụng mô hình này để đạt được thành công vượt bậc trong hơn 40 năm hoạt động. Dưới đây là phân tích chi tiết cách Vinamilk triển khai SMART trong chiến lược kinh doanh và marketing bbạncos thể tham khảo qua.


1. Specific (Tính cụ thể)
Trong các chiến dịch thì Vinamilk luôn đặt ra các mục tiêu rõ ràng, để tránh sự mơ hồ mà định hướng rõ ràng, từ đó hoạt động hiệu quả. Ví dụ trong chiến lược mở rộng thị trường ở châu Á, Vinamilk với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường Châu Á, họ không chỉ đặt mục tiêu chung chung như “tăng trưởng quốc tế” mà xác định cụ thể “trở thành thương hiệu sữa hàng đầu châu Á về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe.”
Mục tiêu này giúp team Vinamilk tập trung vào một lĩnh vực cụ thể (sản phẩm dinh dưỡng), một thị trường cụ thể (châu Á), và một vai trò cụ thể (hàng đầu). Điều này giúp họ hiểu rõ nhiệm vụ: phát triển các dòng sữa chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng châu Á như sữa organic hay sữa bột trẻ em,…
Đồng thời nhờ tính cụ thể mà các chiến dịch quảng cáo của Vinamilk, như quảng cáo, bao bì, đến đều TVC đều nhấn mạnh “sữa tươi 100% nguyên chất,” được xây dựng dựa trên mục tiêu cụ thể này, nhắm đến khách hàng quan tâm đến sức khỏe.
2. Measurable (Tính đo lường được)
Vinamilk gắn mục tiêu của họ với các chỉ số định lượng để theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả được. Ví dụ khi Vinamilk đặt mục tiêu “nắm giữ 30% thị phần sữa tại châu Á” hoặc “tăng doanh số sữa tươi thêm 20% trong mỗi quý” là những con số cụ thể mà Vinamilk đã đề ra trong các kế hoạch dài hạn.
Các chỉ số như thị phần, doanh số, hay tỷ lệ tăng trưởng đều được đo lường qua dữ liệu bán hàng, báo cáo tài chính, và khảo sát thị trường. Như năm 2023, Vinamilk chiếm 44% thị phần sữa nước tại Việt Nam, cho thấy khả năng đo lường hiệu quả của họ cho từng mục tiêu cụ thể. Kể cả những chiến dịch Marketing như chiến dịch “3 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” không chỉ mang ý nghĩa xã hội mà còn đo lường được qua số lượng ly sữa phân phối, tăng nhận diện thương hiệu.
3. Achievable (Tính khả thi)
Tất nhiên Vinamilk là doanh nghiệp lớn, vì vậy các mục tiêu của họ đều được tính toán kĩ lưỡng và được xây dựng dựa trên nguồn lực thực tế của họ, đảm bảo tính khả thi và không gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Ví dụ, với 13 nhà máy sản xuất trong nước, hệ thống trang trại bò sữa đạt chuẩn quốc tế, và mạng lưới phân phối phủ hơn 250.000 điểm bán, Vinamilk đặt mục tiêu “chiếm 30% thị phần.”
Với năng lực sản xuất và tài chính thì Vinamilk cân nhắc vấn đề mở rộng ra nước ngoài. Họ cũng đầu tư vào R&D để cải tiến sản phẩm phù hợp nhu cầu từng thị trường, như sữa bột Optimum Gold, đáp ứng nhu cầu thị trường châu Á mà không vượt quá khả năng hiện có.
4. Relevant (Liên quan)
Mục tiêu của Vinamilk phải phù hợp với chiến lược tổng thể và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp – nói cách khác là liên quan trực tiếp đến ngành công nghiệp sữa và sức khỏe.
Ví dụ, với mục tiêu là “phát triển sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao cho người tiêu dùng châu Á” phải liên quan và gắn chặt với giá trị và sứ mệnh “nâng cao sức khỏe cộng đồng” mà Vinamilk theo đuổi từ khi thành lập năm 1976.
Các dòng sản phẩm như sữa tươi organic, sữa chua, hay sữa bột trẻ em không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn củng cố hình ảnh thương hiệu về chất lượng và dinh dưỡng. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe (đặc biệt sau đại dịch COVID-19), mục tiêu này hoàn toàn liên quan và hỗ trợ chiến lược dài hạn của Vinamilk – trở thành top 30 công ty sữa lớn nhất thế giới.
5. Time-bound (Có thời hạn)
Vinamilk luôn đặt các mốc thời gian cụ thể để tạo áp lực tích cực và đồng thời để quản lý tiến độ. Ví dụ mục tiêu “chiếm lĩnh thị trường châu Á vào năm 2030” được Vinamilk chia nhỏ thành các mốc: xây dựng 15 nhà máy tại Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ vào năm 2025; tăng trưởng doanh thu quốc tế 20% mỗi năm từ 2024-2030.
Việc chia nhỏ mục tiêu theo từng giai đoạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) giúp Vinamilk quản lý hiệu quả. Hay trong marketing, chiến dịch thay đổi logo năm 2023 được triển khai đúng thời điểm trạo trend tại Việt Nam để đánh vào nhóm khách hàng trẻ, với deadline cụ thể để đo lường hiệu quả. hay các chiến dịch quảng cáo mùa hè (như tăng dung tích sữa mà không đổi giá) thường có thời hạn 1-2 tháng, tạo sự cấp bách cho người tiêu dùng.


Mô hình SMART đã giúp Vinamilk không chỉ duy trì vị thế số 1 tại Việt Nam mà còn phát triển nhiều nước khác ngòai Việt Nam. Vì vậy để thấy được tầm quan trọng các mục tiêu cụ thể, đo lường được, khả thi, liên quan đến chiến lược tổng thể, và có thời hạn rõ ràng đã tạo nên một Vinamilk thành công như hôm nay.
Những câu hỏi thường gặp về mô hình SMART
Kết luận
Mô hình SMART là chìa khóa giúp bạn đặt mục tiêu marketing cụ thể, đo lường được và tính khả thi, từ đó có thể tối ưu chiến dịch và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Để áp dụng mục tiêu SMART thành công, bạn cần nắm vững kỹ năng Digital Marketing thực tế của mình để áp dụng chúng. Khóa học Digital Marketing tại IMTA sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc những như tối ưu các mục tiêu của mình vào các chiến dịch quảng cáo! Với trọng tâm bạn sẽ được học quảng cáo đa kênh (Facebook Ads, Google Ads), khóa học kết hợp 20% lý thuyết nền tảng (nền tảng vận hành, AI, thuật toán) và 80% thực hành, bạn sẽ lên chiến dịch ngay tại lớp với sản phẩm của mình. Đặc biệt, bạn còn học sử dụng Canva, Capcut để áp dụng vào Ads thực tế, giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất hoặc bạn có những kỹ năng để trở thành chuyên viên Marketing giỏi.