Mục tiêu SMART là mô hình giúp bạn định vị rõ ràng lộ trình công việc để có thể tối ưu hóa kết quả đạt được. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ mục tiêu SMART là gì? Cũng như đâu là cách thiết lập mục tiêu SMART. Hãy cùng IMTA tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.
Mục tiêu SMART là gì?
Mục tiêu SMART là công cụ giúp việc thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc nhất định một cách dễ dàng hơn bằng cách đo lường thông qua 5 yếu tố: Cụ thể (Specific); Có thể đo lường (Measurable); Tính khả thi (Attainable); Tính thực tế (Relevant); Có thời hạn (Time-bound).
Các thành phần của mục tiêu SMART có ý nghĩa cụ thể như sau:
Specific (Cụ thể)
Việc đặt ra mục tiêu cụ thể sẽ giúp chúng ta xác định vấn đề một cách rõ ràng hơn để biết chính xác bản thân cần làm gì để đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu càng rõ ràng thì càng có kết quả khả thi bởi khi bạn xác định được mình muốn gì, bạn sẽ biết mình phải làm gì để đạt được mục tiêu đó.
Ví dụ: Mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh thu bán hàng online. Vậy để đạt được mục tiêu bạn cần triển khai chiến dịch Digital Marketing phù hợp với doanh nghiệp. Nên lựa chọn truyền thông trên các kênh mạng xã hội hay chạy quảng cáo?
Measurable (Có thể đo lường)
Tỷ lệ thành công của một dự án có khả thi hay không phụ thuộc vào khả năng đo lường của chúng. Có nghĩa là khi bạn đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART, bạn phải liên kết mục tiêu của mình với các con số cụ thể và đo lường được, chứ không chỉ nói ra mục tiêu chung chung.
Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu cho doanh nghiệp tăng doanh thu bán hàng online lên mức 20%, 25% hay 30%. Hãy đưa ra con số cụ thể để thúc đẩy tinh thần phấn đấu cho đội nhóm thay vì chỉ nói chung chung là “mục tiêu tăng doanh thu”
Attainable (Tính khả thi)
Tính khả thi nghĩa là mục tiêu đó có khả năng đạt được trong thực tế hay không. Chỉ khi bạn hiểu rõ được khả năng của doanh nghiệp mình thì bạn mới có định hướng cho mục tiêu một cách rõ ràng.
Ví dụ: Mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh thu bán hàng online lên 20% trong vòng 3 tháng. Để xác định được mức độ khả thi của mục tiêu bạn cần xem xét năng lực của doanh nghiệp hiện tại dựa vào các yếu tố như nguồn nhân lực, ngân sách, khả năng tiếp cận khách hàng, mức độ thành công của các chiến dịch marketing trước đây,… Nếu doanh nghiệp bạn có đầy đủ các yếu tố trên như đầy đủ nguồn nhân lực, đủ ngân sách, có khả năng tối ưu nguồn lực hiệu quả thì mục tiêu này có khả thi. Ngược lại, nếu chưa đủ nhân lực và ngân sách hạn chế doanh nghiệp có thể sửa đổi mục tiêu sao cho phù hợp với mình hơn.
Relevant (Tính thực tế)
Tính thực tế cũng tương đồng với tính khả thi, chúng đều là yếu tố làm tăng tính thực tế của mục tiêu, cụ thể là nguồn vốn thực hiện chiến dịch, kinh phí, khả năng tối ưu nguồn nhân lực, thời gian,…
VD: Khi bạn đặt mục tiêu học Digital Marketing có vô số nền tảng Platform để học, tuy nhiên chọn lựa nền tảng nào có tính thực tế áp dựng đúng mô hình và sản phẩm của bạn cần thiết hơn? Và khi triển khai thì thực sự có tính thực tế gia tăng doanh số không?
Time bound (Thời hạn)
Thời gian có lẽ là yếu tố ảnh hưởng to lớn đến khả năng thành công của chiến dịch và cũng là đòn bẩy thúc đẩy sự phấn đấu của cả đội nhóm. Việc đặt ra khung thời gian không chỉ thúc đẩy tính tự giác của mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự thành công mục tiêu chiến dịch.
Ví dụ: Doanh nghiệp đặt ra mục tiêu tăng doanh thu kinh doanh online trong năm nay lên 20% so với năm trước cho ngành hàng mỹ phẩm vào cuối năm 2025.
Cách thiết lập mục tiêu SMART
1. Định hình mục tiêu
Ở bước đầu bạn cần xác định mục tiêu của mình là gì dựa theo tiêu chí đã nếu. Khi xác định mục tiêu hãy nhớ tuân thủ theo nguyên tắc S-M-A-R-T để đảm bảo tính khả thi và có thể đạt được mục tiêu thành công cho chiến dịch.
Ví dụ: Bộ phận kinh doanh đặt ra mục tiêu “Tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn”
2. Bắt đầu viết mục tiêu ra giấy
Bước tiếp theo, bạn hãy bắt đầu viết mục tiêu ra giấy, viết ra các mục tiêu bạn muốn đạt được và dán chúng ở nơi bạn có thể nhìn thấy thường xuyên. Cách để viết mục tiêu theo nguyên tắc SMART là viết chúng theo thứ tự ưu tiên, từ mục tiêu quan trọng đến mục tiêu nhỏ. Bằng cách này, bạn có thể liên tục nhắc nhở bản thân mình phải duy trì động lực để tiến tới mục tiêu của mình nhanh chóng.
3. Xây dựng kế hoạch triển khai mục tiêu chi tiết
Sau khi xác định xong mục tiêu ban đầu, bước tiếp theo bạn cần lập kế hoạch chi tiết. Để lập kế hoạch được rõ ràng và cụ thể bạn hãy chia nhỏ mục tiêu thành các bước nhỏ, từng bước một xác định những việc cần làm theo ngày, theo tuần, theo tháng là gì. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi kế hoạch một cách tường tận từ đó điều chỉnh kế hoạch của mình sao cho phù hợp.
4. Rà soát & Chỉnh sửa
Nối tiếp bước lập kế hoạch thì không thể thiếu bước kiểm tra và chỉnh sửa. Bạn hãy luôn theo dõi và kiểm tra tiến độ công việc để xác định mình đang ở đâu trong quá trình đạt được mục tiêu của mình. Đặt ra con số ước tính phần trăm tiến độ đạt được và thời gian còn lại bao nhiêu để hoàn thành mục tiêu. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch một cách phù hợp nhất.
5. Ưu tiên việc cần làm theo thứ tự
Cuối cùng bạn hãy xác định nhiệm vụ nào cần ưu tiên hoàn thành trước. Nếu có bất kỳ sự trì hoãn nào hãy ưu tiên nhiệm vụ đó ngay lập tức để đảm bảo kế hoạch đang đi đúng hướng và mục tiêu sẽ được hoàn thành đúng thời hạn.
Ví dụ về mục tiêu SMART
Ví dụ 01: Thiết lập mục tiêu SMART cho bộ phận Marketing
- Specific (Cụ thể): Tăng lượt tương tác trên nền tảng Facebook trong 6 tháng
- Measurable (Có thể đo lường): Tăng lượt comment và share của mỗi bài viết từ 600 lên 800
- Attainable (Tính khả thi): Dựa vào năng lực của công ty và chiến lược tương tác trên Facebook
- Relevant (Tính thực tế): Đây là mục tiêu tăng lượt tương tác liên quan đến chiến lược định vị thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.
- Time bound (Thời hạn): Đạt được mục tiêu trong 6 tháng
Ví dụ 02: Thiết lập mục tiêu SMART cho bộ phận CSKH
- Specific (Cụ thể): Giảm “thời gian trung bình giải quyết khiếu nại” của khách hàng từ 36 giờ xuống 12 giờ
- Measurable (Có thể đo lường): Giảm thời gian giải quyết khiếu nại từ 36 giờ xuống 12 giờ
- Attainable (Tính khả thi): Có thể đạt được mục tiêu bằng cách cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa quy trình làm việc
- Relevant (Tính thực tế): Mục tiêu giảm thời gian trung bình khiếu nại của khách hàng liên quan đến việc tăng trải nghiệm của khách hàng
- Time bound (Thời hạn): Đạt được mục tiêu trong 3 tháng
Ví dụ 03: Thiết lập mục tiêu SMART cho bộ phận kinh doanh
- Specific (Cụ thể): Tăng doanh số bán hàng cho sản phẩm X
- Measurable (Có thể đo lường): Tăng doanh số bán từ 150 đơn hàng lên 200 đơn/tháng
- Attainable (Tính khả thi): Dựa trên xu hướng tăng trưởng của quý trước, mục tiêu tăng 50 đơn hàng cho mỗi tháng là có khả thi
- Relevant (Tính thực tế): Đây là mục tiêu liên quan đến việc tăng doanh số cho sản phẩm X
- Time bound (Thời hạn): Đạt được mục tiêu trong quý 3 năm nay
So sánh sự khác biệt giữa mục tiêu SMART và OKRs
SMART | OKRs | |
Khái niệm | SMART là công cụ xây dựng mục tiêu dựa trên năm yếu tố: Specific (Cụ thể); Measurable (Tính đo lường); Attainable (Tính khả thi); Relevant (Tính thực tế); Time bound (Thời hạn) | OKRs (Objectives and Key Results) là công cụ Quản lý thông qua mục tiêu và kết quả chính. OKRs giúp các tổ chức và cá nhân xác định mục tiêu chiến lược và đo lường tiến độ hướng đến mục tiêu bằng cách thiết lập các kết quả chính (Key Results) |
Mục tiêu | SMART dùng cho dự án có mục tiêu cụ thể, có thể đo lường và đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian giới hạn | OKRs tập trung vào việc thiết lập kết quả chính (kết quả quan trọng) từ việc đạt được mục tiêu đó |
Độ linh hoạt | SMART giúp phân chia chi tiết các mục tiêu, đo lường tiến độ và đảm bảo rằng các mục tiêu đặt ra có thể đạt được và phù hợp với các mục tiêu chung của tổ chức | OKRs nhấn mạnh vào tính liên quan và tính linh hoạt, thúc đẩy đổi mới và tập trung vào việc đạt được kết quả quan trọng thay vì thiết lập các mục tiêu chi tiết và giới hạn thời gian |
Phạm vi | SMART thường được dùng cho các dự án nhỏ và tập trung vào việc đạt được mục tiêu cá nhân hoặc của nhóm | OKRs thường được dùng trong các tổ chức lớn và tập trung vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức |
Mối quan hệ | Tập trung vào việc tạo các mục tiêu nhỏ và chi tiết trong mục tiêu lớn của nhóm hoặc cá nhân | Tập trung vào việc tạo ra mối quan hệ giữa các mục tiêu trong một tổ chức |
Lộ trình | Phát triển theo khuôn khổ quy trình, tập trung vào mục tiêu để có thể đặt được theo mốc thời gian được đặt ra | Có lộ trình phát triển theo thời gian, thường tính theo quý, theo năm |
Thời gian | Thiết lập thời gian có giới hạn | Cần thiết lập một khoảng thời gian dài nhất định |
Tạm kết
SMART là một công cụ thiết lập mục tiêu một cách thông minh giúp bạn quản lý chặt chẽ thời gian và tiến độ của dự án để đạt được mục tiêu của mình. SMART không chỉ dành cho người quản trị quản lý nhiệm vụ của cả doanh nghiệp hay một tổ chức mà mỗi cá nhân cũng có thể sử dụng mục tiêu SMART để đặt mục tiêu cho mình một cách rõ ràng và trực quan nhất.