POSM được xem là một cách thức giúp doanh nghiệp gia tăng cường độ nhận diện thương hiệu của mình bằng cách sử dụng dụng cụ hỗ trợ bán hàng.
POSM được dùng chủ yếu cho ngành hàng tiêu dùng FMCG (Fast Moving Consumer Goods) đây là ngành hàng mà người dùng dễ thay đổi quyết định mua hàng nhất bởi yêu cầu trải nghiệm ngày càng cao của họ.
Chi phí doanh nghiệp phải trả cho loại hình POSM này giao động từ vài trăm đến vài chục triệu/tháng cho một mặt hàng nên việc chọn đúng loại POSM là rất quan trọng. Sau đây hãy cùng IMTA tìm hiểu POSM là gì và để tối ưu chi phí doanh nghiệp cần lựa chọn loại POSM phù hợp với chiến dịch nhé.
POSM là gì?
POSM là thuật ngữ viết tắt của Point Of Sales Material (Vật liệu hỗ trợ điểm bán hàng), nói một cách hiểu đơn giản nhất là tổng hợp tất cả hoạt động có thể hỗ trợ cho việc bán hàng. Điểm bán là các siêu thị, cửa hàng đại lý, hội chợ, triển lãm hay các sự kiện,…Hình thức Marketing này giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, định vị chiến lược sản phẩm từ đó thu hút được nhiều sự chú ý từ khách hàng.
POSM nhìn chung là một hình thức bán hàng vô cùng hiệu quả nếu doanh nghiệp biết cách nắm bắt và tập trung trong việc thu hút nhiều sự chú ý của khách hàng dành cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại POSM bao gồm những gì? Từ đó giúp bạn có thể đưa ra chiến thuật cho điểm bán hàng của mình hiệu quả nhất nhé.
10+ loại POSM trong Marketing
POSM có vai trò rất quan trọng trong chiến lược Marketing nói chung và chiến lược Branding (Xây dựng thương hiệu) nói riêng. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả bán hàng, xây dựng mức độ nhận diện thương hiệu và thay đổi quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Dưới đây là các loại POSM phổ biến được sử dụng nhiều hiện nay:
1. Poster – Tấm decal quảng cáo
Poster là tấm decal dạng dọc thường được dán tại nơi có nhiều khách hàng qua lại như: trên tường cao, cửa sổ và cổng lớn,… Với siêu thị hay cửa hàng tiện lợi, POSM Poster sẽ được tại vị trí chiến lược như gần lối đi ra vào, sảnh siêu thị, quầy thanh toán hoặc dọc theo các kệ hàng. Nhờ vào những vị trí này, Poster rất dễ thu hút được nhiều ánh nhìn từ những người dùng tiềm năng.
Kích thước POSM Poster thường là 40×60 (cm) hoặc 50×70 (cm). Mỗi Poster đều được thiết kế rất bắt mắt và sáng tạo, nội dung trên Poster ngắn gọn súc tích giúp khách hàng nắm bắt nhanh thông điêp mà bạn muốn truyền tải chỉ trong vòng vài giây lướt qua.
2. Leaflet – Tờ rơi gấp gọn
Leaflet có hình dạng hơi giống tờ rơi, brochure nhưng được đầu tư thiết kế chuyên nghiệp hơn tờ rơi. Hình thức quảng cáo Leaflet thường dùng để cung cấp thông tin sản phẩm, chương trình khuyến mãi hoặc giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng tại các cửa hàng đại lý, siêu thị, sự kiện, triển lãm. Với thiết kế bắt mắt, hình ảnh mô tả sản phẩm hấp dẫn cùng nội dung trình bày rõ ràng, Leaflet dễ dàng gây ấn tượng cho khách hàng ngay từ lần đầu tiên tiếp cận.
Leaflet POSM sẽ in trên khổ A4 và A5 để dễ dàng phân phát cũng như giúp người dùng thuận tiện cho việc cầm và giữ trên tay. Leaflet hay được trưng bày trên kệ khuyến mãi trong siêu thị, trên kệ sự kiện hoặc PG (Promotion Girl) chủ động phát trực tiếp cho khách hàng. Sau khi nhận Leaflet khách hàng không chỉ được PG tư vấn mà còn được khuyến khích họ dùng thử sản phẩm rồi ra quyết định chốt đơn nhanh chóng ngay lúc đó.
3. Standee – Giá dựng ảnh quảng cáo
Standee là loại tấm áp phích treo trên giá đỡ có kích thước khoảng 0.6×1.6 (m), 0.8×1.8 (m) với phong cách thiết kế nổi bật bằng các tông màu sặc sỡ nên Standee rất dễ thu hút sự chú ý và quan tâm của đám đông.
Ưu điểm Standee nằm ở thiết kế giá đỡ gọn nhẹ, có thể dễ dàng gấp lại và di chuyển nên được sử dụng nhiều và rộng rãi tại khắp các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, triển lãm, sự kiện của mặt hàng tiêu dùng. Thường được dựng ở các vị trí khách hàng dễ nhìn như lối ra vào, sảnh chính, gần thang máy, thang cuốn để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
Vì chi phí tương đối thấp nên doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức POSM này triển khai hàng loạt Standee cho chiến dịch ra mắt sản phẩm, giới thiệu thương hiệu hoặc các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tăng doanh thu và mức độ nhận diện thương hiệu của mình.
>> Đọc thêm: Mô hình – Bí quyết viết Content thu hút khách hàng
4. Sticker – Nhãn dán
Sticker là dãn nhán được dùng để minh hoạ hình ảnh sản phẩm thường được dán lên sản phẩm hoặc trên kệ có diện tích nhỏ. Sticker thường được thiết kế với phong cách dễ thương, vui nhộn cùng gam màu tươi sáng bắt mắt, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và sản phẩm.
Đây là công cụ POSM trong Marketing giúp khắc sâu được hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng một cách rất tinh tế.
5. Booth – Gian hàng trưng bày sản phẩm
Booth là loại POSM dùng làm Booth quảng cáo hoặc Booth bán hàng được hiểu đơn giản nhất là một không gian quảng cáo giúp doanh nghiệp trưng bày sản phẩm và quảng bá thương hiệu của mình. Tại đó, có thể dễ dàng tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng nhằm tạo mối quan hệ và tạo lòng tin với khách hàng. Một Booth thường có 2-5 PG phụ trách.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn đặt Booth trưng bày sản phẩm và quảng bá thương hiệu của tại nơi đông đúc như các trường đại học, công ty, sự kiện,…Tại đây doanh nghiệp có thể tổ chức trò chơi để thu hút người dùng tham gia và đổi quà.
6. Check-out Counter (COC) – Quầy gần khu vực thanh toán
POSM Checkout Counter được hiểu là quầy hàng tiện ích đặt gần với quầy thu ngân, xuất hiện hầu hết tất cả các siêu thị và của hàng tiện lợi. Thường được sử dụng để trưng bày các mặt hàng khách hàng hay quên mua như bánh kẹo, khăn giấy, dao cạo, bàn chải, kem đánh răng,…
Loại hình này mang lại hiệu quả không hề nhỏ vì đây là sản phẩm tiện lợi, cộng thêm với việc gần quầy thanh toán khách hàng sẽ mua mà không cần thời gian suy nghĩ. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu doanh thu mà còn giúp khách hàng có trải nghiệm mua hàng tốt, mua được đầy đủ với những sản phẩm mà họ hay quên.
7. Dangler – Quảng cáo treo trần nhà
Dangler là những ấn phẩm quảng cáo treo cao trên trần tại các trung tâm thương mại, siêu thị và các cửa hàng tiện lợi. Chúng được thiết kế các tông màu nổi bật và đa dạng hình dáng khác nhau dùng để thu hút tầm nhìn khách hàng từ xa và trên cao. Chủ yếu nội dung của Dangler là các chương trình khuyến mãi, ưu đãi mừng sinh nhật tại siêu thị, tính năng nổi bật của sản phẩm.
Đây là loại POSM rất hiệu quả cho doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm một cách nổi bật, nhìn thấy được từ xa nhưng không chiếm quá nhiều không gian diện tích.
8. Tester – Mẫu thử
Tester trong lĩnh vực tiếp thị và bán lẻ là mẫu sản phẩm thử nghiệm thường sử dụng cho ngành hàng mỹ phẩm, thực phẩm hoặc đồ uống,…Giúp khách hàng trực tiếp trải nghiệm chất lượng và tính năng của sản phẩm. Từ đó tạo điều kiện cho khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.
Ví dụ: Ngành hàng mỹ phẩm cụ thể là mặt hàng nước hoa, mẫu thử được sản xuất với dung tích nhỏ hơn sản phẩm chính, chỉ 5ml trong khi đó full size là 100ml
Việc cho phép khách hàng thử sản phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp làm tăng sự tin tưởng của họ mà còn tăng doanh thu hiệu quả nếu chất lượng sản phẩm thuyết phục được họ.
9. Divider – Tấm ngăn quầy hàng
Divier là tấm biển dạng dọc dùng để phân chia các sản phẩm khác nhau trên cùng một quầy hàng. Divier được dùng nhiều nhất tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Nhờ thiết kế nhỏ gọn, Divier giúp không gian trưng bày sản phẩm gọn gàng và bắt mắt hơn. Đặc biệt chúng được ngăn theo hàng dọc để tránh chiếm diện tích lối đi của khách hàng nhưng vẫn đủ nổi bật để thu hút sự chú ý của họ.
Thiết kế của Divier thường là các tông màu bắt mắt kèm với nội dung ngắn gọn và súc tích về sản phẩm, giá khuyến mãi,… giúp người dùng dễ dàng nắm thông tin trên tấm Divier cũng như phân biệt sản phẩm mà mình muốn mua một cách nhanh chóng.
10. Wobbler – Kẹp quảng cáo
Wobbler là một tấm bảng hoặc thẻ nhỏ treo trước gian hàng hoặc quầy thanh toán với kết cấu dạng chân lò xo. Khi khách hàng đi ngang qua hoặc chạm vào chúng sẽ lắc lư và chuyển động nhẹ. Điều này giúp thu hút sự chú ý và quan tâm tới sản phẩm hay chương trình khuyến mãi trên tấm bảng đó.
Chỉ với một “cú chạm nhẹ” của khách hàng, Wobbler cũng có thể trở thành công cụ POSM trong Marketing mang lại hiệu quả rất cao. Đây là loại POSM vừa không mất quá nhiều chi phí nhưng rất hiệu quả trong việc khơi gợi sự chú ý và tăng độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí hách hàng.
>> Đọc thêm: Phân biệt Marketing và Branding? Nên chọn chiến lược nào cho doanh nghiệp
11. Showcase – Quầy trưng bày làm mát
Showcase còn được gọi là Showcase Cooler, là tủ trưng bày sử dụng hệ thống làm mát để bảo quản các loại thực phẩm tươi sống như: rau củ, trái cây tươi hay các sản phẩm đóng hộp như sữa tươi, sữa chua và các sản phẩm khác. Chúng được sắp xếp gọn gàng và trưng bày theo từng loại sản phẩm trên tủ làm mát giúp khách hàng dễ phân biệt được sản phẩm mà mình muốn mua.
Hơn nữa, Showcase còn là quầy dạng tủ kính nhỏ được dựng trước quầy chính, thường có màu trong suốt và có dán thêm hình ảnh sản phẩm hay logo thương hiệu giúp làm nổi bật sản phẩm hơn.
12. Gondola end – Đầu kệ hàng
Gondola (GE) được hiểu là “đầu quầy” của quầy trưng bày 2 mặt thường được kết hợp với poster, banner, giá treo trên đầu kệ. Vị trí bán hàng đầu quầy này luôn được thiết kế và bài trí các màu sắc rất nổi bật giúp thu hút khách hàng từ ánh nhìn đầu tiên.
Đây là loại POSM gây được sự chú ý của khách hàng tốt nhất từ đó
Gondola end được xem là một trong những loại POSM hiệu quả nhất trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng. Chúng có hiệu quả cho doanh nghiệp sử dụng khi quảng bá thương hiệu, ra mắt sản phẩm mới hoặc thúc đẩy doanh số cho sản phẩm.
13. Display island – Đảo trưng bày
Display island là kệ hàng chứa một lượng lớn sản phẩm, được thiết kế theo nhiều hình dáng và màu sắc rất độc đáo được trưng bày ở giữa trung tâm siêu thị giúp thu hút đông đảo sự chú ý khách hàng qua lại. Tất nhiên việc được bố trí ở giữa trung tâm siêu thị sẽ giúp khách hàng dễ thấy chúng hơn, đảm bảo luôn trong tầm ngắm của mọi khách hàng khi họ đi mua sắm.
Hình thức Display island POSM này chiếm một khoảng diện tích khá lớn ở giữa trung tâm nên siêu thị sẽ lấy chi phí rất cao. Tuy nhiên hiệu quả mà chúng mang lại cũng cao, giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý từ đó tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng doanh thu hiệu quả.
Tạm kết
Tóm lại, để thành công trong chiến lược tiếp thị bán lẻ nghiệp cần tập trung thu hút sự chú ý khách hàng bằng hình ảnh ấn tượng cho đến tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận và trải nghiệm sản phẩm.
Là một Marketer chuyên nghiệp bạn cần hiểu rõ các thuộc tính và mục đích của các loại POSM sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mục đích sử dụng sao cho phù hợp. Từ đó có thể tiết kiệm được ngân sách và mang lại chiến dịch hiểu quả cao như mong muốn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Nếu bạn có niềm đam mê về kiến thức Marketing hãy tham khảo thêm khoá học Digital Marketing Online tại IMTA bạn nhé.